Cách quản lý chi tiêu từ trước đến nay luôn là bài học khá “đau đầu” dành cho mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ vừa bước vào cuộc sống tự lập. Vậy làm sao để có nguồn tài chính dồi dào hơn, sau đây là các tips giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu hàng tháng hiệu quả.
Mua sắm quá đà là nguyên nhân khiến bạn thiếu hụt tài chính
Phần lớn nguyên nhân khiến chi tiêu thiếu hụt không cân đối do chúng ta không biết cách phân phối tài chính mà “bạ đâu tiêu đấy”, bên cạnh đó cũng do thói quen chi tiêu thiếu kiểm soát, không có kế hoạch cụ thể. Do vậy trước tiên để có cách quản lý chi tiêu hiệu quả thì bạn phải nắm và thống kê ra được các khoản chi hàng thàng của mình là gì? Thường sẽ có các khoản chi cố định (tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, tiền xăng xe…); các khoản chi phát sinh (tiền mua sắm, tiền giải trí…).
Tips thứ 2 này cũng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, thống kê được các nguồn thu và khoản chi hàng tháng để tránh tình trạng chênh lệch thu chi, thiếu hụt tài chính xảy ra. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ số thì giới trẻ sẽ ưa chuộng hơn các ứng dụng quản lý tài chính so với việc viết sổ tay liệt kê truyền thống. TNEX cũng là một trong những app được lựa chọn nhờ tích hợp nhiều tính năng vượt trội, trong đó có các nội dung về chi tiêu hàng tháng như:
Hãy “học cách” quản lý tài chính ngay bây giờ nhờ tính năng quản lý chi tiêu tại app TNEX.
>> Xem thêm: Mở tài khoản TNEX nhanh chóng
Với TNEX bạn có thêm “bạn đồng hành” giúp quản lý chi tiêu hiệu quả
Mẹo quản lý tài chính cá nhân bạn cần biết
Đây là những cách quản lý tài chính nổi tiếng đã được nhiều người áp dụng và chứng minh được tính hiệu quả của nó. Bạn có thể lựa chọn áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với đời sống tài chính của mình. Có những phương pháp quản lý tài chính sau bạn có thể tham khảo:
Phương pháp quản lý tài chính 50/20/30. Trong đó 50% thu nhập dùng cho các chi phí thiết yếu, 30% còn lại dùng cho các chi tiêu cá nhân phát sinh không cố định như du lịch, giải trí, mua sắm và 20% còn lại dùng cho mục đích tiết kiệm.
Phương pháp 06 chiếc lọ. Thay vì chia thành 03 phần thì ở cách này tổng thu nhập hàng tháng của bạn được chia thành 6 phần, mục đích ở từng phần cũng tỉ mỉ hơn, cụ thể: Mục đích chi tiêu thiết yếu sẽ chiếm 55%; mục đích tiết kiệm dài hạn là 10%; đầu tư cho học hành giáo dục là 10%; chi tiêu cho giải trí mua sắm, hưởng thụ cá nhân là 10%; mục đích khác là 10% và cuối cùng là mục đích dành cho người khác (người thân, làm từ thiện…) là 5%.
Bởi không ai biết trước những sự kiện/ sự việc có thể xảy ra trong tương lai, do đó việc tích lũy và xây dựng cho mình một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn chủ động trong mọi việc. Các cách quản lý chi tiêu mình đề cập ở phần 3 nêu trên đều có 01 khoản cho phần tiết kiệm tích lũy này. Nhờ vậy bạn có thể giải quyết được vấn đề tài chính phát sinh đột xuất mà không phải lo lắng đi vay mượn hay phải bán đi các tài sản hiện có để chi trả.
Nắm vững cách quản lý chi tiêu chưa bao giờ là thừa và cũng là một “bộ môn” bạn cần phải học hỏi và cố gắng không ngừng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những mẹo quản lý chi tiêu để có thể kiểm soát nguồn thu – chi hiệu quả hơn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ sớm có được nền tảng tài chính vững chắc nhé!
Bạn có muốn có một tài chính vững vàng và có thể chi tiêu thoải mái mà không phải lo…
Việc xác nhận bảo lãnh là một phần quan trọng trong quy trình bảo lãnh. Nó đảm bảo rằng người…
Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích cho người dùng trong việc thanh toán hàng hóa…
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp tài chính linh hoạt và tiện lợi để đáp ứng nhu cầu chi…
Bảo hiểm giá cả hàng hóa là một loại bảo hiểm được sử dụng để bảo vệ giá trị của…
Khi bước vào thế giới của thẻ tín dụng, một trong những điều đầu tiên mà bạn sẽ phải đối…